Tai nạn cầu thang – nguy hiểm hơn là mẹ nghĩ
Trẻ nhỏ nào cũng trải qua ít nhất một lần tai nạn ở cầu thang nhưng bố mẹ hầu hết phớt lờ vì cho rằng điều đó là hiển nhiên. Suy nghĩ này thật đáng sợ vì cầu thang được xếp vào những vị trí gây nguy hiểm nghiêm trọng số 1 trong gia đình.
Mối nguy hiểm đến từ cầu thang
Tai nạn cầu thang, nhẹ thì trẻ chỉ bị trầy xước ngoài da, nhưng nặng có thể dẫn đến tử vong. Thực tế thì số người bị tai nạn cầu thang dẫn đến tử vong rất ít, nhưng con số rất ít đó cũng đủ để các ông bố bà mẹ không được chủ quan trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Theo thống kê, trong nhà có 4 khu vực nguy hiểm đó là nhà bếp, phòng tắm, phòng khách và cầu thang. Trong đó cầu thang là khu vực thường xuyên gây tai nạn nhất. Bởi vì trẻ nhỏ có sở thích leo cầu thang và hầu hết chúng đều không ý thức được nguy hiểm đến từ “nơi vui chơi” này.
Cầu thang – kẻ thù số 1 trong nhà đối với trẻ nhỏ
Độ tuổi dễ gặp tai nạn cầu thang nhất chính là dưới 15 tuổi. Những tai nạn thường gặp đó là trật khớp, gãy xương, chấn thương ngực, bụng hoặc nặng hơn là chấn thương sọ não hoặc các cơ quan bên trong dẫn đến tử vong.
Thực tế hàng ngày diễn ra hàng loạt vụ tai nạn do cầu thang gây ra:
- Năm 2009, một bé gái 23 tháng tuổi đã bị trượt chân khi leo cầu thang, bé đã bị chấn thương sọ não và có nguy cơ liệt nửa người.
- Năm 2014, một cháu bé 31 tháng tuổi ở Thái Nguyên đã rơi vào trạng thái hôn mê, bầm tím khi ngã từ cầu thang với độ cao 5m xuống đất.
- Năm 2016, cháu bé 6 tháng tuổi bị gãy xương hàm mặt khi té cầu thang khi đang ngồi trong xe tập đi.
Trên chỉ là 3 trong số rất nhiều các vụ tai nạn cầu thang khác mà những người làm bố mẹ nếu còn vô tư trong suy nghĩ cần phải cảnh giác hơn nữa.
Nguyên tắc cầu thang an toàn khi nhà có trẻ nhỏ
Cầu thang là nơi để di chuyển lên xuống giữa các tầng, lầu của gia đình. Không thể nào vì có con nhỏ mà cầu thang phải biến mất trong nhà. Nhưng cũng không thể làm lơ trước những nguy hiểm mà cầu thang mang đến nếu trẻ đến gần. Nhà có trẻ nhỏ, cầu thang buộc phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Sử dụng chặn cầu thang đối với gia đình có trẻ nhỏ
- Cầu thang phải có lan can, tay vịn. Chiều cao tối thiểu của lan can là 1,1m. Các khe hở của lan can không được quá lớn.
- Cầu thang luôn đảm bảo khô ráo, sạch sẽ để trẻ lỡ có chơi đùa ở đó cũng không bị trượt chân té ngã.
- Những gia đình có trẻ dưới 5 tuổi bắt buộc phải sử dụng chắn cầu thang để đảm bảo an toàn. Thanh chắn cầu thang phải cao hơn đầu của trẻ.
- Không bao giờ để trẻ chơi gần khu vực cầu thang và không cho trẻ tự do đi lại một mình.
- Cần dạy trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải nếu như tai nạn cầu thang xảy ra để trẻ có thể tự ý thức dần dần và tránh xa chúng.
Đối với trẻ nhỏ chúng chưa thể ý thức được sự nguy hiểm mà mình sẽ phải đối mặt, vì vậy quan trọng nhất vẫn là bố mẹ sắp xếp nhà cửa như thế nào để những vị trí nguy hiểm trong nhà không làm hại đến trẻ.
Xem thêm:
- Chặn cửa – chặn cầu thang: bé an toàn, mẹ an tâm
- Nhà có trẻ nhỏ nhất định phải sắm những món đồ an toàn này
Bài viết liên quan
- Vật nuôi trong nhà và những ảnh hưởng nguy hiểm đến trẻ
- Gợi ý món quà đầy tháng thiết thực cho bé khiến bố mẹ vui lòng
- Nên dùng khăn ướt không mùi hay có mùi cho trẻ sơ sinh?
- Để phòng ngủ của bé được an toàn mẹ hãy nhớ 10 điều sau
- Nơi bán xe tập đi cho bé giá rẻ, uy tín, chất lượng nhất
- Những lợi ích bất ngờ từ những món đồ chơi nấu ăn cho trẻ
- Bí quyết nhận biết khăn ướt không có chất gây hại cho bé
- 7 điều trường mầm non cần áp dụng để tránh mọi rủi ro cho trẻ
- Nên hay không mua xe đẩy đã qua sử dụng cho bé yêu?
- Chặn cửa và chặn cửa không cần khoan: Nên dùng loại nào tốt hơn?
- Chắn cửa cho bé không cần khoan: tiện dụng và thẩm mỹ
- Giải pháp giúp mẹ trong các vấn đề dinh dưỡng cho con – sữa bột ăn dặm cho bé